Thị trường tiền tệ, trái phiếu: Lãi suất huy động tiếp tục được điều chỉnh giảm

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 50 | Cật nhập lần cuối: 8/22/2023 9:49:31 AM | RSS

Giá bán: VND

Giá trên web chỉ mang tính chất tham khảo.

S.lượng:

Trong tuần trước, thanh khoản trên hệ thống ngân hàng ổn định và trên kênh thị trường mở không có hoạt động mới điễn ra. NHNN đều đặn chào thầu tổng cộng 15 nghìn tỷ trên kênh kỳ hạn 7 ngày nhưng không có khối lượng trúng thầu nào được ghi nhận, theo báo cáo của SSI (HM:SSI). Về diễn biến lãi suất trên thị trường 2, lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn qua đêm dao động trong biên độ hẹp (0,2%-0.3%) và chênh lệch với lãi suất USD duy trì ở mức -500 điểm cơ bản. Áp lực về tỷ giá xuất hiện nhiều hơn vào đầu tuần nhưng hạ nhiệt phần nào về cuối tuần.

Trong Thông báo số 332/TP-VPCP về nhiệm vụ, giải pháp lớn ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng và bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế trong những tháng cuối năm 2023, tăng trưởng tín dụng tính đến ngày 9/8 chỉ đạt 4,3% - tương đương với mức ghi nhận vào cuối tháng 7 và thấp hơn nhiều so với mức 4,7% vào cuối tháng 6. Do vậy, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng và tăng cường khả năng tiếp cận vốn tín dụng của doanh nghiệp và người dân là những mục tiêu chính mà Chính phủ chỉ đạo NHNN thực hiện trong những tháng còn lại của năm. Bên cạnh đó, việc rà soát, xem xét sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền các Thông tư của NHNN cũng được nhấn mạnh để kịp thời tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ cho hoạt động SXKD nhưng vẫn đảm bảo các cân đối vĩ mô và đảm bảo an toàn hệ thống.

Thị trường tiền tệ, trái phiếu: Lãi suất huy động tiếp tục được điều chỉnh giảm

Nguồn: Bloomberg

Thị trường ngoại hối

Tỷ giá USD/VND bật tăng mạnh

Tuần qua, đồng USD tiếp tục duy trì sức mạnh của mình khi tăng tới 0,6% hay lợi suất trái phiếu chính phủ (TPCP) Mỹ 10 năm tăng lên cao nhất kể từ năm 2011 nhờ các số liệu kinh tế tích cực của Mỹ, biên bản cuộc họp FOMC tháng 7 với giọng điệu cứng rắn cũng như động thái hạ lãi suất bất ngờ từ NHTW Trung Quốc. Cụ thể, cả lĩnh vực sản xuất và dịch vụ tại Mỹ đều ghi nhận kết quả tích cực hơn so với tháng 6 cũng như so với kỳ vọng của thị trường. Doanh thu bán lẻ trong tháng 7 tăng tới 3,2% so với cùng kỳ - cao hơn nhiều so với dự báo. Chỉ số sản lượng công nghiệp tại Mỹ cũng bất ngờ bật tăng 1,0% so với tháng trước sau khi giảm 0,8% ở tháng 6, cao hơn mức tăng 0,3% theo dự báo. Nhờ vậy, dự báo từ GDPNow về tăng trưởng GDP của Mỹ trong Quý 3 tăng 5,8% so với quý trước (đã chuẩn hóa về năm).

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ Fed công bố biên bản cuộc họp tháng 7 và Fed khẳng định tiếp tục ưu tiên mục tiêu kiểm soát lạm phát về mức 2,0% trong dài hạn và sẽ tiếp tục quan sát các dữ liệu kinh tế và độ trễ của chính sách tiền tệ thắt chặt để có những động thái tiếp theo. Công cụ của CME dự báo có 90% khả năng Fed sẽ không tăng lãi suất trong cuộc họp tháng 9, tuy nhiên xác suất này giảm xuống chỉ còn 66% trong cuộc họp tháng 11. Bất ngờ lớn trên thị trường ngoại hối tuần qua là động thái cắt giảm lãi suất cho vay trung hạn hạn MLF 1 năm xuống còn 2,5%/năm (-15 điểm cơ bản) từ PBoC và PBoC tiếp tục giảm 10 điểm cơ bản lãi suất cho vay 1 năm LPR trong phiên đầu tuần này. Động thái nới lỏng từ PBoC khiến đồng CNY tiếp tục suy yếu và giảm tới 0.6% trong tuần qua (và giảm 5,6% so với cuối năm 2022).

Trên thị trường trong nước, diễn biến tỷ giá USDVND biến động khá mạnh với xu hướng tăng là chủ yếu. Tỷ giá liên ngân hang có những thời điểm trong tuần vượt mức VND (HM:VND) 24,000 – mức cao nhất kể từ cuối năm 2022 cho đến nay và kết tuần ở vùng VND 23,820. Tương tự, tỷ giá niêm yết và tỷ giá tự do đã vượt mốc VND 24,000 vào phiên giao dịch giữa tuần nhưng đã hạ nhiệt phần nào về cuối tuần. Giải thích cho biến động trên, việc duy trì chính sách tiền tệ phân kỳ với các NHTW lớn trên thế giới là yếu tố tạo ra áp lực lớn hơn đối với tỷ giá trong Quý 3 và khiến tỷ giá biến động mạnh. Bên cạnh đó, so với cuối năm 2022, mặc dù VND mất giá 0,8% so với USD, VND lại tăng giá tương đối nhiều so với các đồng tiền thương mại chủ chốt khác như JPY, THB, TWD hay KRW và khiến áp lực lên tiền Đồng cũng lớn hơn. Điểm tích cực là vị thế của NHNN tương đối khác so với thời điểm cùng kỳ năm ngoái (nhờ lượng dự trữ ngoại hối đã được bổ sung trong giai đoạn 6 tháng đầu năm) cũng như nguồn cung ngoại tệ tích cực (từ cán cân thương mại thặng dư, kiều hối, FDI giải ngân hay dòng vốn FII từ các khoản đầu tư góp vốn).

Thị trường tiền tệ, trái phiếu: Lãi suất huy động tiếp tục được điều chỉnh giảm

Nguồn: SSI tổng hợp

Thị trường trái phiếu chính phủ

Lợi suất thứ cấp tăng nhẹ

Tuần trước, Kho bạc nhà nước (KBNN) đăng ký gọi thầu 5 nghìn tỷ đồng, ở các kỳ hạn 5, 10, 15 và 30 năm và có 94% khối lượng trúng thầu, tương đương với khoảng 4,7 nghìn tỷ đồng. Trong đó, kỳ hạn 10 và 15 năm tiếp tục phát hành toàn bộ khối lượng gọi thầu, với mức lợi suất không thay đổi so với phiên trước đó. Kỳ hạn 5 năm và 30 năm lần lượt phát hành được 470 và 213 tỷ đồng, đạt 94% và 43% tỷ lệ trúng thầu. Tính từ đầu năm đến nay, KBNN đã huy động thành công 223 nghìn tỷ đồng, hoàn thành 55,8% kế hoạch năm. Với kế hoạch phát hành Quý 3 mới được công bố, KBNN đã hoàn thành 39,2% kế hoạch trong đó kỳ hạn 10 và 15 năm đã hoàn thành trên 45% kế hoạch Quý.

Lợi suất trái phiếu trên thị trường thứ cấp tăng nhẹ ở các kỳ hạn. Kết tuần đóng cửa như sau: 1 năm (1,69%, +2 bps), 3 năm (1,72%; +1 bps); 5 năm (1,78%, +8 bps); 10 năm (2,49%, +5 bps); 15Y (2,69%, +5 bps); 20Y (2,96%, +0 bps) và 30Y (3,06%, +0 bps). Giá trị giao dịch Outright và Repos trên thị trường thứ cấp tăng mạnh lên 8,0 nghìn tỷ đồng/ngày (+40,9%), chủ yếu đến từ nghiệp vụ outright (+46%). Khối ngoại đảo chiều bán ròng lên tới 313 tỷ đồng, nâng tổng khối lượng bán ròng từ đầu năm tới nay lên tới -12,6 nghìn tỷ đồng.

Thị trường tiền tệ, trái phiếu: Lãi suất huy động tiếp tục được điều chỉnh giảm

Nguồn: HNX, VBMA, SSI tổng hợp

A screenshot of a screenDescription automatically generated